Quy định tại Luật kinh doanh Bất Động Sản Việt Nam
Luật Kinh doanh Bất động sản Việt Nam cũng như nghị định
153/2007/NĐ-CP – Hướng dẫn thi hành Luật Bất động sản của Chính Phủ đã quy định những vấn đề có liên quan hay ràng buộc đối với hoạt động môi giới
BDS và người môi giới BĐS:
Quy định về hoạt động môi giới bất động sản
a. Điều kiện hoạt động của môi giới bất động sản :
Theo Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Việt Nam có hiệu lực từ ngày
1/1/2007 thì đối với cá nhân: “Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có chứng chỉ môi giới bất động sản“; còn tổ chức hoạt động môi giới BĐS bắt buộc phải có “ít nhất một người có chứng chỉ môi giới bất động sản.” Như vậy, trong cả hai trường hợp (của cá nhân và tổ chức) hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, điều kiện tiên quyết có thể thực hiện kinh doanh là xin được chứng chỉ môi giới BĐS.
Để được cấp chứng chỉ môi giới kinh doanh BĐS, các cá nhân cũng như tổ chức phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây: có năng lực và hành vi dân sự đầy đủ, đã được đào tạo về môi giới BĐS, có hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới BĐS. Đến khi ban hành nghị định 153 – Hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BĐS vào tháng 10/2007 thì có thêm một điều kiện là: cá nhân được cấp
chứng chỉ môi giới BĐS phải không là cán bộ, công chức nhà nước
b. Nguyên tắc hoạt động của môi giới bất động sản:
Nguyên tắc đầu tiên đó là hoạt động môi giới BĐS phải công khai, trung
thực và tuân thủ theo pháp luật. Ở nguyên tắc này, Luật Kinh doanh bất Động
60
Sản Việt Nam đề cao sự rõ ràng trong mọi công đoạn khi hoạt động kinh doanh
và tuyệt đối phải tuân thủ pháp luật.
Nguyên tắc thứ hai : “Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.” Nguyên tắc này nhằm tách biệt hóa hoạt động môi giới BĐS với việc kinh doanh BĐS thông thường, giúp nhà nước và các cơ quan chức năng dễ quản lý.