Quá trình du nhập của kiến trúc Pháp vào Việt Nam (phần 2)

406

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào năm 1858, nhưng phải đến năm

1884, sau hòa ước Giáp Thân, Pháp mới xác lập được chủ quyền vững chắc trên lãnh thổ Việt Nam4. Song song với khoảng thời gian người Pháp có mặt trên lãnh thổ Việt

Nam, lịch sử kiến trúc Pháp tại Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn:

– Thời kỳ đầu từ 1860 đến 1880 là thời kỳ kiến trúc hàng hải và quân sự. Thời

kỳ này, chỉ có những kỹ sư quân sự mới được thiết kế đồ án xây dựng với những kinh nghiệm từ Algeria.

– Giai đoạn 2 từ 1880 đến 1920, với các công trình của các kiến trúc sư được

đào tạo từ trường Mỹ thuật Paris. Thời kỳ này, kiến trúc mang phong cách Pháp được thay đổi để phù hợp với khí hậu ở Việt Nam vốn khác biệt hoàn toàn với khí hậu của nước Pháp.

– Giai đoạn 3 từ 1920 đến 1945, các kiểu kiến trúc từ nhiều, vùng miền nước

Pháp được các kiến trúc sư Việt Nam vận dụng, thay đổi biến thành những kiến trúc mang đậm phong cách địa phương.

Cùng với quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng tiến hành qui hoạch

và xây dựng một mạng lưới hệ thống đô thị ở nước ta. Mạng lưới đô thị hành chính nhỏ (lị, sở) kèm theo đồn trú được hình thành rải đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tuy cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và lạc hậu. Các cơ sở này dùng chính sách “chia để trị” với tổ chức các huyện, tỉnh có qui mô nhỏ, tách riêng các tỉnh, huyện của dân tộc ít người dù dân số ít. Các đô thị hành chính được xây dựng mà hầu như không có sự hoạt động của các cơ sở kinh tế thúc đẩy nên tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Người Pháp đã cho xây dựng ở nước ta rất nhiều mô hình đô thị khác nhau, tùy theo điều kiện từng địa phương, chẳng hạn như: xuất hiện một số “đô thị khai khoáng” ở Bắc kì, một số “đô thị công nghiệp nhẹ” cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước với sự ra đời của hệ thống nhà máy xí nghiệp như than Quảng Ninh, dệt Nam Định, bia rượu Hà Nội, SàiGòn, xay xát thóc gạo Hải Dương, nước mắm Phan Thiết, gốm Bát Tràng, diêm bến Thủy, cao su Đồng Nai, xi măng Hà Tiên, xi măng Hải Phòng; các “đô thị cảng” như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng; các “đô thị hành chính” như Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Bên cạnh đó, còn có các đô thị có qui mô nhỏ phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch nghỉ dưỡng như đô thị nghiên cứu chữa bệnh Nha Trang, đô thị du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt, SaPa, Tam Đảo, Đồ Sơn, Trà Cổ,…



Comments are closed.