Tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 1980 đến 1990

499

 

Từ đầu năm 1980 chính phủ ra quyết định QĐ 46/ CP ngày 11/02/1980 “về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở các nước xã hội chủ nghĩa”.

Trong khuôn khổ hịêp định và nghị định thư đã ký kết giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (Liên Xô, CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc) ta đã đưa được 277183 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nứơc ngoài, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 2,5 vạn lao động. Lao động có nghề chiếm khoảng 42%, lao động không có nghề chiếm 58%. Đặc biệt những năm 1988, 1989, 1990 lao động không có nghề chiếm khoản 70%. Đa số lao động trước khi đi không qua đào tạo, bồi dưỡng. Lao động sang các nước Đông Âu chủ yếu là lao động trong lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật. Lao động được bố trí làm việc tại nhà máy, xí nghiệp theo hình thức đội, đơn vị, đoàn, vùng và đựơc đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp trong sản xuất tại xí nghiệp của bạn. Nước bạn bố trí sử dụng, tổ chức, chịu chi phí đào tạo hoàn toàn với nguồn lao động do ta cung ứng. Đối tượng được đưa đi thường là cán bộ, công nhân, bộ đội xuất ngũ và con em của các cán bộ công nhân viên đang công tác. Người lao động không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào do được nhà nước bao cấp. Các cơ quan quản lý nhà nước phải làm tất cả từ đàm phán ký kết đến phân bổ chỉ tiêu tuyển lao động, khám sức khoẻ, kiểm tra hồ sơ, làm thủ tục xuất cảnh, biên chế lực lượng lao độngđược tuyển thành các đơn vị đưa đi, thu tài chính. Do được tuyển chọn, giáo dục kỹ trước khi đi lại được quản lý chặt chẽ ở nước ngoài nên lao động Việt Nam được nứơc bạn tin dùng và đánh giá cao.

Trong thời kỳ này chúng ta cũng đã tổ chức đưa lao động sang làm việc ở Trung Phi chủ yếu dưới hình thức hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính ở một số nước như: Ăngola, Angieri, Modămbich, Cônggô. Tại khu vực Trung Đông chúng ta cũng đã đưa lao động đi làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Trung Đông là khu vực bao gồm một số nước ở TÂY NAM Á VÀ BẮC PHI trải dài từ Libia đến Afganistan gồm chủ yếu các nước theo đạo Hồi, chiếm 2/3 nguồn dầu mỏ của thế giới. Năm 1980 Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Iraq thông qua hiệp định chính phủ gồm có gần 20.000 lượt lao động Việt Nam làm việc tại các công trình thuỷ lợi lớn. Do chiến tranh vùng Vịnh số lao động nói trên phải trở về nước.

Đặc trưng của giai đoạn này là: sự hợp tác lao động mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nứơc là thành viên của khối “SEV” (Hội đồng tương trợ kinh tế). Vì thế xuất khẩu lao động ít chịu tác động của thị trường, tính cạnh tranh không cao và nói chung hiệu quả kinh tế chưa cao.



Comments are closed.